Cập nhật tin tức oto

Thông tin - tin tức xe hơi, xe máy

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm lái xe an toàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Những mức phạt ôtô vi phạm cần nhớ tại Việt Nam

Không có nhận xét nào :
Chạy quá tốc độ có thể bị phạt tới 8 triệu, trong khi hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn thì mức phạt cao nhất là 15 triệu.
Click vào hình ảnh để xem chi tiết!


Click vào hình ảnh để xem chi tiết!

Nguồn vnexpress

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Thao tác lùi xe ô tô trong những đoạn đường hẹp

Không có nhận xét nào :

Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế. Kỹ thuật lùi xe trước hết cần biết xoay trở ở bãi đỗ xe, rồi đến lùi xe vào garage, thao tác trong những đoạn hẹp… Tất nhiên, luồn lách về phía trước thì không phải chuyện khó khăn, nhưng nếu là lùi thì lại hoàn toàn khác.




Kỹ thuật

Kỹ thuật phổ biến nhất là đơn giản nhất là lùi xe trong khi quay đầu nhìn về phía sau. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cả cửa của xe để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì thường sử dụng gương chiếu hậu. Tất cả các kỹ thuật trên đều có thể sử dụng, nhưng nếu biết được ưu, nhược điểm của chúng thì các bạn có thể tự tin hơn khi ngồi sau tay lái.

+ Khi lùi xe và quay đầu nhìn về phía sau, tài xế sẽ “quên” phần trước và do vậy rất dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản từ trước hoặc khi vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.

+ Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì người lái không thể quan sát phần phải của xe. Còn vừa lùi vừa thò đầu nhìn qua kính xe cũng có nhược điểm của nó: như thế có nguy cơ đầu người lái va quệt vào đâu đó nhất là nơi chật hẹp hay đông xe quay lại.

+ Kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với kỹ thuật này, số “vùng chết” sẽ giảm đi, còn việc luân chuyển liên tục quan sát qua gương và phía trước. Trong kỹ thuật này, việc chỉnh gương hậu có vai trò rất lớn. Khi xe chuyển động về phía trước thì các gương hậu sẽ có hiệu quả nhât khi góc quan sát 2 bên càng rộng. Có nghĩa là nhìn vào gương 2 bên có thể quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe.

Nhưng khi lùi thì vùng quan sát quan trọng nhất lại là dưới và phần sau khoảng giữa xe. Tốt nhất là có thể quan sát được vị trí bánh sau, nhưng tiếc là chỉ với các xe đắt tiền mới có góc quan sát như vậy (gương bên sườn sẽ tự động hướng xuống thấp khi cài số lùi). Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô-lăng để lùi xe, chỉ cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô-lăng sang bên nào thì xe sẽ lùi về bên đó. Luôn kiểm soát phần đầu xe khi lùi vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay, rất dễ va quệt…


Bài tập

Tốt nhất là nên thành thạo kỹ thuật lùi xe cùng với việc quan sát qua gương. Bước đầu tiên là tập lùi dọc theo đường thẳng với tầm quan sát rộng. Chọn địa điểm rộng rãi, tập lùi xe dọc theo đoạn đường đánh dấu. Sau đó tăng độ phức tạp qua việc căn khoảng cách giữa bánh xe và vạch đánh dấu theo những khoảng cách định sẵn. Bước thứ hai là tập lùi vào gara.

Để thực hành, hãy dựng garage (bằng vật dụng tuỳ ý) với khoảng cách cổng hai bên cạnh gương sườn 30- 40cm và tập lùi thẳng, sau đó từ bên trái, bên phải. Bài tập có thể coi là hoàn thành khi bạn dễ dàng lùi xe vào ở bất kỳ góc nào.

Theo VietDzung (giaothongvantai.com.vn)

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi

Không có nhận xét nào :
Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi

 Vị trí ngồi, ghế cho trẻ em, dây an toàn và hệ thống túi khí là những gì cần quan tâm đầu tiên khi di chuyển với trẻ nhỏ trong xe hơi.

Trẻ em ngồi trên xe nếu không được thắt dây an toàn hoặc ngồi trong ghế không đúng kích thước thường bị thương nặng thậm chí tử vong nếu xảy ra tai nạn. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho con trẻ khi ở trên xe là vô cùng cần thiết.

Trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến vị thành niên, đều phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Người lái xe cần có trách nhiệm đảm bảo mọi người ngồi trên xe đều thắt dây an toàn. Nếu xe không có đủ dây an toàn cho tất cả mọi người thì những trẻ nhỏ hơn ba tuổi cần phải được ưu tiên thắt dây an toàn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 1

Gia đình nên mua và lắp thêm ghế ngồi ôtô cho các bé từ sơ sinh đến 12 tuổi. Cần lưu ý chọn đúng kích thước của trẻ nhỏ, tránh việc ghế quá lớn khiến việc thắt dây an toàn không hiệu quả. Cũng không nên lấy ghế quá nhỏ khiến trẻ thấy chật chội và khó chịu. Đối với những trẻ trên 12 tuổi thì việc thắt dây an toàn là hoàn toàn cần thiết.

Hầu hết các bé đều muốn được ngồi cùng mẹ. Khi ngồi cùng mẹ, các bé sẽ ngoan hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tai nạn thì hậu quả rất khó lường. Vì vậy, hãy tập thói quen cho bé ngồi vào ghế và thắt dây an toàn một cách cẩn thận.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ sơ sinh

Ghế ngồi thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh có thể được đặt ở hàng ghế trước và quay mặt về phía sau. Việc quay mặt bé về phía sau là cách bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong trường hợp xe không có hoặc đã ngắt hệ thống túi khí bên hông. Ghế trước nơi bé ngồi cần phải được lùi lại càng xa bảng điều khiển càng tốt, khoảng cách ít nhất là 20 cm.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 2

Trong trường hợp túi khí bên hông của xe không thể tắt được thì tốt nhất bạn nên đặt ghế ngồi của bé ở hàng ghế sau. Dù đặt bé ngồi ở hàng ghế trước hay sau thì cũng cần phải thắt dây đai an toàn ba điểm một cách cẩn thận. 

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 3

Không nên để trẻ ngồi trên ghế quá lâu vì cơ lưng của bé chưa hoàn toàn phát triển, chỉ nên cho trẻ ngồi khoảng 30 phút trở lại. Trong những chuyến hành trình dài, hãy dừng xe nghỉ ngơi đúng lúc để bé không bị mệt mỏi.

Bạn cũng có thể để trẻ nằm trong nôi xách tay, chú ý thắt dây an toàn nếu có hoặc thắt dây an toàn ba điểm trên xe. Bạn cũng nên phủ lưới an toàn trên nôi để tránh việc bé bị văng ra ngoài khi xảy ra va chạm. Ngoài ra, bạn nên đặt nôi sao cho đầu của trẻ hướng về giữa xe, điều này giúp giảm chấn thương cho bé nếu có va chạm ở thân xe.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ từ 9 tháng đến 4 tuổi

Đối với các trẻ nặng từ 9-19 kg, bạn có thể để bé ngồi trên ghế thiết kế cho trẻ nhỏ. Nếu đặt bé ngồi ở hàng ghế trước thì nên quay ghế cho bé quay mặt về phía sau và ngược lại. Tuy nhiên, các nhà an toàn khuyến nghị nên cho bé quay mặt về phía sau để an toàn hơn.
 
Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 4

Ngoài dây an toàn trên ghế cho trẻ, bạn cũng nên thắt thêm đai an toàn ba điểm có trên xe. Lưu ý, tắt chức năng túi khí bên hông nếu đặt trẻ ngồi ở hàng ghế trước.

Các biện pháp an toàn đối với bé từ 3-6 tuổi

Đối với nhóm trẻ ở độ tuổi này, bạn nên đặt bé vào ghế thiết kế đặc biệt và để bé ngồi ở hàng ghế sau, việc thắt đai an toàn ba điểm là bắt buộc.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 5

Bạn cũng có thể lót thêm đệm để bé ngồi được thoải mái hơn. Khi thắt dây an toàn, cần chú ý để dây bắt chéo qua ngực và vai của bé. Nếu dây an toàn bắt qua cổ bé thì bạn cần lót thêm đệm để bé ngồi cao hơn và cũng để tránh chấn thương cổ cho bé khi xảy ra tai nạn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 6
Thắt dây đai an toàn cho trẻ đúng cách.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ cao hơn 135 cm

Các bé cao hơn 135 cm có thể ngồi ghế và thắt dây an toàn như người lớn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 7

Nguy cơ tiềm ẩn của túi khí đối với trẻ nhỏ

Túi khí được thiết kế để bảo vệ người trưởng thành và càng nguy hiểm hơn khi được bơm căng. Nếu túi khí được đặt quá thấp, ngang tầm mặt của bé thì khi có va chạm xảy ra, trẻ có nguy cơ bị ngạt hoặc bị thương do lực tác động của túi khí trong quá trình bung ra.

Nếu bé nhà bạn nhỏ hơn 12 tuổi, không bao giờ được để bé ngồi ở hàng ghế trước nếu hệ thống túi khí vẫn đang được bật. Nếu trẻ lớn hơn 12 tuổi và muốn được ngồi ở hàng ghế trước thì lưu ý lùi ghế của bé về phía sau càng xa càng tốt.

Nếu xe được trang bị túi khí bên hông ở hàng ghế trước và bạn không thể tắt chúng đi thì bạn không nên để trẻ ngồi ở hàng ghế trước. Với những xe cho phép bạn tắt đi chức năng đó thì hãy nhớ tái kích hoạt khi có người lớn ngồi ở ghế trước.

Lưu ý về an toàn

Lái xe là một trong những việc nguy hiểm nhất mà con người phải làm. Vì vậy, việc chuẩn bị và tuân thủ một số lưu ý về an toàn là rất cần thiết, đặc biệt khi đi có trẻ nhỏ trên xe.

1. Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.

2. Nếu dây an toàn quá rộng, hãy rút ngắn lại sao cho vừa với trẻ nhỏ. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.

3. Tất cả trẻ nhỏ trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.

4. Không cho xe di chuyển cho đến khi mọi người đều đã thắt dây an toàn.

5. Không hò hét trên xe khiến tài xế bị phân tâm.

6. Chỉ người lớn mới được phép tháo dây an toàn cho bé và cũng không nên dạy bé cách tự tháo dây an toàn.

7. Nếu trẻ tự tháo dây an toàn thì hãy dừng xe và thắt lại dây an toàn cho trẻ.

8. Không để các vật lớn và nặng trên đặc biệt là ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những thứ lớn và nặng nên cho vào cốp xe.

9. Không để trẻ ngồi một mình trên ghế vì trẻ có thể vô tình làm mình bị thương hoặc quấn dây an toàn xung quanh cổ dẫn đến ngạt thở.
 
 
Theo Tri thuc tre

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Những lưu ý của lái xe khi gặp mưa lũ?

Không có nhận xét nào :

Đừng cố cho xe băng qua một dòng nước chảy xiết nếu bạn không muốn hiến dâng chiếc xe yêu quý và cả tính mạng của mình cho “mẹ thiên nhiên”.



Các thống kê đã chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu kinh nghiệm khi điều khiển xe trong điều kiện trời mưa, hay có nước lũ.


Phần lớn trong số đó có thể đã không xảy ra nếu các lái xe “quả cảm” nhận ra sự khác biệt khi điều khiển xe trong điều kiện đẹp trời và khi trời đổ mưa.

Cẩn trọng với những cơn mưa bất chợt

Khi mặt đường trải qua một thời gian khô ráo chắc chắn sẽ tồn tại một lượng đáng kể dầu nhớt động cơ và mỡ do các phương tiện đi lại bám lên mặt đường. Khi mưa xuống, lượng dầu và mỡ này sẽ kết hợp với nước mưa khiến mặt đường đặc biệt trở nên nhẵn bóng. Nếu tiếp tục mưa xuống có thể làm sạch hoàn toàn lượng chất thải này. Nhưng trong một vài tiếng đầu tiên có thể gây nhiều nguy hiểm cho các phương tiện đi lại.

Chấp nhận mất thêm thời gian

Bạn phải giảm tốc độ xuống khi gặp trời mưa hoặc mặt đường bị ướt vì một lý do nào đó. Trong trường hợp này có lẽ câu “dục tốc bất đạt” sẽ giúp cho bạn cảm thấy kiên nhẫn hơn.


Nên giảm tốc độ khi gặp trời mưa

Phanh sớm hơn

Phanh sớm hơn nhưng phải nhẹ hơn so với bình thường. Điều này không chỉ giúp bạn tăng khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước, mà còn thông báo cho người lái xe phía sau biết bạn đang giảm tốc độ. Phải bật đèn xi-nhan thật cẩn thận để thông báo cho các lái xe khác khi bạn vào cua. Đương nhiên bạn phải vào cua với vận tốc thấp hơn so với bình thường.

Đi ở tâm đường

Hầu hết các con đường đều hơi nhô dần lên về trung tâm đường, có nghĩa nước mưa sẽ bị dạt về hai bên. Do đó, nếu có thể, bạn hãy điều khiển xe chính giữa con đường, điều đó sẽ giúp bạn tránh được các vũng nước đọng lại.

Đừng liều lĩnh

Nếu bạn nhận thấy một vũng nước lớn phía trước. Bạn nên lái xe vòng qua nó hoặc chọn con đường khác. Vì một lượng nước đáng kể có thể tràn vào khoang máy gây tổn hại cho các hệ thống điện bên trong. Hơn nữa có thể trong vũng nước có ổ gà, dẫn đến nguy cơ phá hỏng lốp hoặc làm hệ thống treo bị va đập mạnh.


Đừng cố cho xe băng qua một dòng nước chảy xiết

Đừng cố cho xe băng qua một dòng nước chảy xiết nếu bạn không muốn hiến dâng chiếc xe yêu quý và cả tính mạng của mình cho “mẹ thiên nhiên”. Điều này là rất nguy hiểm, bởi vì bạn sẽ thực sự gặp vấn đề nếu lực chảy của nước lớn hơn trọng lượng của xe. Các bánh xe sẽ không thể thực hiện đầy đủ chức năng nếu xe bị đẩy và trượt ngang.

 Nguồn Thu Hà (TTTĐ)- Autodaily.vn

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những lưu ý khi cho trẻ đi ô tô

Không có nhận xét nào :

Không cứ đặt trẻ em ngồi vào ôtô là an toàn, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết cho sự an toàn của con cái.

1. Không sử dụng ghế nâng cho trẻ nhỏ
Ghế nâng chiều cao (booster seat) là loại ghế đệm đặt thêm để nâng chiều cao, giúp trẻ vừa vặn với dây an toàn. Dây an toàn không thiết kế cho trẻ em, thậm chí còn gây khó chịu. Ở tầm tuổi 10-12 trở lên, tầm vóc của trẻ mới bắt đầu phù hợp với dây an toàn.
2. Cài đặt khoảng cách rộng giữa các ghế
kid-driving-car-8515-1379481000.jpg
Trẻ em chưa thể chủ động trong việc ngồi yên một chỗ như người lớn. Do đó nếu để khoảng cách rộng giữa các ghế, sự hiếu động có thể khiến con bạn bị thương khi lọt chân, tay xuống sàn.
3. Thắt dây đai sai vị trí
Dây đai ghế nâng thường được dùng cho trẻ sơ sinh. Nếu không thắt đủ chặt cũng như sai vị trí, quá thấp xuống bụng hay quá cao lên ngực có thể khiến bé bị ngã do chưa thể tự lấy thăng bằng khi xe qua những khúc cua.
4. Để trẻ ngồi ở hàng ghế trước
Trẻ em hay hiếu động nên thích ngồi với bố mẹ ở hàng ghế đầu, đó là vị trí không an toàn khi chẳng may phanh gấp hay đường xấu. Bảng tap-lô phía trước không phải là đệm êm cho trẻ.
5. Không khóa cố định cửa
Cửa hay kính cửa đều có những nút điều khiển gần tầm với của trẻ, nếu không khóa cố định sẽ gây nguy hiểm nếu trẻ tò mò nghịch ngợm.
6. Chở đồ vật nguy hiểm trên xe
Những đồ vật sắc như dao, kéo hay cả vật nuôi dễ gây thương tổn. Lưu ý cất gọn mọi đồ đạc vào cốp xe khi chở con trên xe.
7. Cho trẻ chơi đồ chơi
Để tập trung lái, nhiều ông bố bà mẹ thường cho con chơi đồ chơi, nhưng lại tiềm tàng sự nguy hiểm bởi trẻ sẽ không tự chủ khi đang tập trung, hơn nữa hành động này cũng chi phối sự chú ý của bố mẹ với con cái. 
Nguồn Minh Hy-vnexpress

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

5 điều “nằm lòng” để lái xe an toàn trong phố

Không có nhận xét nào :

Với giao thông đông đúc và có phần “hỗn loạn” tại các đô thị ở Việt Nam, bạn luôn cần có những quy tắc “nằm lòng” để lái xe một cách an toàn.


1. Cảnh giác gấp đôi

Lái xe trong phố, bạn phải cảnh giác gấp đôi, do có rất nhiều chuyển động phải chú ý. Thành thị là nơi tập trung dân cư và giao thông phức tạp, từ người đi bộ, xe đạp, xe máy, xe buýt, xe điện cho đến các loại xe công tác như xe quét đường, xe thu gom rác. Nghĩa là bạn phải tăng cường cảnh giác gấp hai lần so với lái xe đường lộ thông thường. Bạn phải trông chừng tứ phía, phải, trái, trước và cả sau xe của mình.



2. Nhìn nhanh sau vai

Không chỉ nhìn kính chiếu hậu, phải tranh thủ nhìn sau vai mình. Coi chừng có những điểm mù, mà bạn không thể thấy trong hai ba kính chiếu hậu. Mỗi khi chuyển làn xe hoặc lùi xe từ trên lề xuống, luôn xem chừng các ôtô, xe máy đang di chuyển.

3. Chú ý khi qua giao lộ

Cần chú ý hết sức khi qua các giao lộ. Có rất nhiều cái để coi chừng vì có nhiều chuyện dễ xảy ra. Hãy lái chậm và dự liệu các chuyển dịch nhiều khi loạn xạ của người đi đường.



4. Bật đèn hiệu sớm

Luôn bật đèn hiệu xin đường thật sớm trước khi đến vị trí muốn rẽ hay đổi làn xe. Đừng nên cố ép xe khác để qua làn hay rẽ, điều này có thể gây bất bình hay gây gổ không cần thiết.

5. Cố gắng bình tĩnh

Lái xe trong phố, nhất là trong các thành phố ở Việt Nam, các lái xe cần giữ phong cách mềm mỏng và thái độ hợp tác. Hãy cố rèn luyện mình để cảm thông với “lỗi” của người khác. Điều này giúp chúng ta tránh được những tình huống xung đột không cần thiết có thể gây ẩu đả hoặc tai nạn.





 Nguồn Autodaily

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Mẹo lái xe an toàn vào ban đêm

Không có nhận xét nào :


     Lái xe an toàn vào ban đêm phụ thuộc rất nhiều vào sự cảnh giác của tài xế đối với các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.


Không có chiếc xe tồi, chỉ có người lái thiếu kinh nghiệm mà thôi. Đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm, không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để bảo vệ sự an toàn của bản thân cũng như người khác. Nhìn chung, lái xe an toàn vào ban đêm phụ thuộc rất nhiều vào sự cảnh giác của tài xế đối với các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.

Nguy cơ của việc lái xe vào ban đêm

Theo khảo sát của một tổ chức an toàn phi chính phủ, tỉ lệ tử vong gây ra bởi các vụ tai nạn do lái xe vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày.  Điều này thực sự đáng lo ngại vì khi màn đêm buông xuống, số lượng tài xế tham gia giao thông đã giảm rất nhiều so với ban ngày.
Vấn đề then chốt dẫn đến tình trạng trên chính là tầm nhìn của người lái xe vào ban đêm. Hầu như 90% phản ứng đối với các tình huống phát sinh trên đường của tài xế là phụ thuộc vào tầm nhìn. Việc thiếu ánh sáng mặt trời không những khiến cảm nhận màu sắc và tầm nhìn xung quanh của người lái giảm mà còn kéo theo khả năng phán đoán tình huống cũng kém đi đáng kể. 
Khi lái xe vào ban đêm, các tài xế phải căng mắt ra để cố gắng nhận dạng mọi vật thể trôi qua vùn vụt trước mui xe và hai bên. Điều này tạo một sức ép không nhỏ lên đôi mắt của họ.
Buổi đêm cũng cũng là lúc những gã lái xe say khướt và các loài động vật thả rông hoặc hoang dã xuất hiện trên đường nhiều hơn. Lái xe vào ban đêm giống như khi bạn chơi một trò chơi, các chướng ngại vật sẽ xuất hiện một cách đột ngột và liên tiếp để thử thách phản xạ cũng như độ tập trung của bạn.
Thật may mắn vì vẫn có rất nhiều biện pháp phòng ngừa hữu hiệu dành cho các tài xế mỗi khi phải lái xe vào ban đêm. Sau đây là một vài gợi ý.

Mẹo lái xe an toàn vào ban đêm

Bật đèn pha sớm trước khi hoàng hôn khoảng 1 giờ và thêm 1 giờ nữa sau khi đã bình minh để tăng tầm nhìn trong trường hợp lái xe đường dài xuyên đêm đồng thời không có sự hỗ trợ của đèn đường.
Hãy chắc chắn hai bóng đèn pha được chiếu thẳng hàng với nhau. Bóng đèn pha bị lệch có thể giảm tầm chiếu sáng của cụm đèn và không tạo được vùng sáng đảm bảo an toàn mỗi khi có xe ngược chiều tiến đến.
Thường xuyên kiểm tra các loại đèn chiếu sáng và đặc biệt là đèn xi-nhan, báo phanh, để đảm bảo chúng hoạt động bình thường và phát huy tác dụng vào ban đêm.
Lau sạch các vết bám bẩn ở mặt trong kính chắn gió để giảm thiểu hiện tượng lóa sáng khi có ánh đèn chiếu từ hướng đối diện.
Chuyển sang chế độ chiếu gần (cos) khi đi trong điều kiện sương mù. Bật đèn sương mù đối với các xe được trang bị.
Tuyệt đối không uống rượu bia khi lái xe. Quy định này đã được áp dụng ở tất cả các quốc gia và gần như trở thành điều hiển nhiên. Ngay cả khi bạn không phải là một kẻ thường xuyên say xỉn thì cũng không nên uống vì một cốc bia cũng có thể tăng khả năng buồn ngủ lúc lái xe.


Dù ban ngày hay ban đêm, uống rượu bia trước và trong khi lái xe đều bị cấm.


Tăng mức độ cảnh giác khi lái xe vào cuối tuần. Đây là thời điểm thích hợp cho các buổi liên hoan và tiệc tùng, nơi luôn luôn xuất hiện đồ uống có cồn.
Kiểm soát chiếc xe trong tầm chiếu sáng của đèn pha. Nói cách khác, hãy giảm tốc độ nếu có thể để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Giữ khoảng cách với xe chạy phía trước xa hơn so với ban ngày. Khoảng cách giữa chiếc xe của bạn và phương tiện phía trước sẽ trở nên khó định lượng hơn vào ban đêm, vì vậy lái chậm thôi là chưa đủ.
Chuyển chế độ đèn pha sang chiếu gần (cos) nếu bạn đi sau một chiếc xe khác để ánh sáng từ xe bạn không làm chói mắt người lái xe phía trước qua gương chiếu hậu. Khi bị chói, họ gần như không thể quan sát được gì ở phía sau.
Để tránh bị chói mắt bởi các xe ngược chiều, khi lái xe bạn nên tập trung ánh mắt hướng về phía bên phải của cung đường mình đi.
Chú ý các biển cảnh báo gặp trên đường. Hãy chủ động nháy đèn và quan sát tín hiệu nháy đèn của các xe ngược chiều khi sắp vào các cung đường cua góc khuất hoặc mấp mô như đường đồi, núi.
Tuyệt đối không chủ quan hoặc cố gắng lái xe khi có hiện tượng mỏi mắt. Hãy tạm dừng xe lại và thực hiện vài động tác thể dục. Nếu vẫn không giải quyết được, hãy tìm một nơi dừng an toàn và ngủ một giấc ngắn để mắt được nghỉ ngơi.
Không hút thuốc khi lái xe vì khói thuốc có thể che mất tầm nhìn của người lái. Nên dừng xe lại để hút thuốc nếu tài xế thực sự muốn.
Chú ý những loài động vật sống bầy đàn khi chúng băng qua đường. Hãy giảm tốc độ và chú ý quan sát, bởi có thể còn nhiều con ẩn nấp và chuẩn bị lao ra đường ngay sau khi có một con băng qua trước mũi xe bạn.
Nếu xe của bạn gặp sự cố, hãy cố gắng đẩy chiếc xe càng xa khỏi lòng đường càng tốt. Bật đèn báo sự cố khẩn cấp của xe và đèn chiếu sáng trong xe đồng thời ở yên trong đó cho đến khi cứu hộ tới.
Không chủ quan với thị lực của bạn. Các cuộc kiểm tra thị lực phải được tiến hành một cách thường xuyên đối với các lái xe, ít nhất 3 năm một lần đối với người lái dưới 40 tuổi; ít nhất 2 năm một lần đối với người cầm lái tuổi từ 41-60. Con số tương ứng với các tài xế nhiều hơn 60 tuổi là 1 năm/lần. 
Đừng chủ quan khi bạn có khả năng quan sát tốt vào ban ngày vì thị lực của bạn vẫn có thể sẽ gặp vấn đề vào ban đêm. Khi đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một cặp kính có phủ lớp chống lóa để sử dụng vào ban đêm.
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Kinh nghiệm xử lý khi xe ô tô nổ lốp trên đường

Không có nhận xét nào :

Hiện tượng nổ lốp xe sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng; do đó, bạn không nên bỏ qua những lời khuyên của các chuyên gia.

Xe nổ lốp phải nhả chân ga từ từ
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp khi xe đang chạy. Lý do trước tiên có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu sẽ không chịu đựng được áp suất nên lốp bị nổ. Nguyên nhân thứ 2 là do áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị rạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự cố này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn…

Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ sau một pha cua gấp ở tốc độ cao với bộ lốp đã bị mòn quá nhiều. Xác định và hiểu được nguyên nhân vì sao lốp xe bị nổ sẽ giúp bạn vừa khắc phục được nhanh chóng vấn đề vừa phòng tránh được nguy cơ trên.

Nếu không may bạn đang lái xe trên đường mà xe bị nổ lốp, trước hết bạn phải bình tĩnh, nhả chân ga từ từ. Chỉnh vô lăng để giữ ổn định xe, khi xe đã ổn định, hãy tiếp tục giảm tốc độ và hướng xe vào địa điểm mà bạn xác định là an toàn. Sau đó, bạn có thể tự mình thay lốp hoặc gọi người tới trợ giúp.

Dù là lốp trước hay lốp sau của xe bị xì hơi cũng phải theo những quy tắc trên để duy trì sự kiểm soát xe một cách chính xác. Khi nổ lốp trước bạn sẽ cảm nhận thấy áp lực lên vô lăng còn lốp sau sẽ là ghế ngồi và thân xe.

Tuyệt đối không được đạp phanh gấp vì sẽ khiến xe mất cân bằng và khó kiểm soát hơn. Nếu bạn hốt hoảng đạp phanh, xe của bạn có thể ngoặt về một bên, có thể bị lật và sẽ lăn nhiều vòng.

Theo Giao thông vận tải

Tags: kinh nghiệm lái xe an toàn

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Ôtô và những điều cần biết cho trẻ nhỏ

Không có nhận xét nào :



Nhiều khi chỉ vì chiều theo sở thích của con mà nhiều cha mẹ sẵn sàng cho trẻ ngồi cạnh ghế lái hoặc đứng chơi tự do trong xe… Xin các bậc phụ huynh hãy lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ôtô.
- Quan tâm việc dạy trẻ thói quen lên xuống xe an toàn. Đặc biệt lưu ý không để trẻ nhỏ tự ý mở cửa xe, nhất là cửa xe bên trái khi xe đỗ lại bên lề đường; không xuống xe ở cửa xe bên trái, là phía có thể có các phương tiện giao thông khác từ phía sau chạy tới gây va quệt, tai nạn. Nếu vì lý do nào đó cần để trẻ mở cửa hoặc xuống xe ở phía trái thì phải quan sát kỹ phía sau xe.
- Khi vào xe, nhắc trẻ phải ngồi ngay ngắn, an toàn trong xe rồi mới đóng cửa xe, tránh vội vàng làm kẹt tay chân hoặc quần áo và các vật dụng khác khi dập mạnh cửa xe.
Vị trí an toàn nhất trong xe con là phía sau ghế lái
Vị trí an toàn nhất trong xe con là phía sau ghế lái
- Khi trẻ đã ngồi trong xe phải khóa chốt cửa an toàn, không táy máy kéo mở chốt, không tì người lên cửa, không mở cửa kính thò đâu, tay ra ngoài xe. Có rất nhiều mối nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong những tình huống như vậy.
- Vị trí an toàn nhất trong xe con là phía sau ghế lái, tốt nhất là ở giữa. Khi cho trẻ đi xe con nếu có điều kiện nên ưu tiên vị trí này cho trẻ, chỉ thật cần thiết mới cho trẻ ngồi phía trước cạnh ghế lái.
- Dạy trẻ có thói quen sử dụng dây an toàn nếu có điều kiện. Ở Việt Nam hiện nay, do tốc độ đi xe chậm nên mọi người chưa quan tâm đến việc thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ôtô. Việc thắt dây an toàn khi đi ôtô cũng là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ người đi xe vì vậy chúng ta cần tập cho trẻ thói quen thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô ngay từ khi còn nhỏ.
Dạy trẻ có thói quen sử dụng dây an toàn nếu có điều kiện
Dạy trẻ có thói quen sử dụng dây an toàn nếu có điều kiện
- Nếu phải để trẻ đi taxi một mình thì phải chọn những lái xe quen, hãng xe có uy tín, dặn dò cẩn thận cả trẻ và lái xe về nơi đến, thời gian đi lại và cách thức liên lạc khi cần thiết.
- Có nhiều loại ghế dành cho trẻ em với các độ tuổi khác nhau: Ghế ngồi quay ngược cho trẻ sơ sinh có chân hoặc không chân, ghế sử dụng 2 chiều, ngược và xuôi… Cho dù trang bị loại ghế nào, thì các ông bố bà mẹ cũng cần lưu ý 10 khuyến cáo của các tổ chức an toàn trên thế giới đối với ghế trẻ em như sau:
+ Tất cả trẻ em dưới 12 tuổi phải luôn luôn ngồi ghế sau. Điều này giúp giảm 36% tỷ lệ rủi ro gây ra cái chết của trẻ em.
Tất cả trẻ em dưới 12 tuổi phải luôn luôn ngồi ghế sau
Tất cả trẻ em dưới 12 tuổi phải luôn luôn ngồi ghế sau
+ Trẻ em bắt buộc phải có ghế riêng dành cho trẻ em, hoặc phải có người giữ chắc trong lòng cho đến khi trẻ có thể tự ngồi trong xe với dây an toàn được đeo. Hầu hết trẻ em khoảng 8 tuổi hoặc cao 1m2 là có thể ngồi vừa với dây an toàn đi theo ghế của xe.
+ Nghiêm cấm đặt loại ghế quay ngược mặt phía trước vào ghế trước với túi khí hoạt động.
+ Luôn sử dụng loại ghế quay ngược lại dành cho trẻ em khi trẻ nặng dưới 15kg.
+ Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của xe và loại ghế dành cho trẻ em trong đó sẽ có đầy đủ thông tin cho vị trí ngồi tốt nhất cho trẻ.
+ Luôn đảm bảo rằng ghế dành cho trẻ em bạn mua vừa với con bạn một cách thoải mái và vừa với ghế trên xe bạn có thể khoá dây bảo hiểm theo xe an toàn nhất.
Nên sử dụng những loại ghế dành riêng dành cho trẻ em
Nên sử dụng những loại ghế dành riêng dành cho trẻ em
+ Khi mua ghế dành cho trẻ em phải đảm bảo có chứng nhận an toàn đầy đủ và có chính sách trả lại hàng nếu như không vừa với con bạn.
+ Nếu như bạn được cho 1 chiếc ghế dành cho trẻ em, bạn phải đảm bảo được ghế đó không sử dụng quá 6 năm và biết rõ là không có tai nạn trước đây. Ghế phải còn tem ngày sản xuất, model, nhà sản xuất.
+ Kiểm tra an toàn xe và đeo dây bảo hiểm trong khi lái là cách đơn giản nhất để bảo vệ cho bạn và người khác.

Nguồn autonet


Tags: kinh nghiem su dung xe hoi, kinh nghiem lai xe an toan, nhung luu y khi co tre nho tren o to

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Kinh nghiệm căn khoảng trống khi lái xe ô tô trên đường.

Không có nhận xét nào :

Giaxehyundai.net-Căn khoảng trống khi lái xe:

Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế bị chắn tầm nhìn.

Tạo khoảng an toàn phía trước

Khoảng trống phía trước an toàn cần lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ lúc tài xế nhận biết mối nguy hiểm có ý định dừng cho tới khi xe dừng hẳn. Cần khoảng ba phần tư giây để người điều khiển quan sát và đưa ra quyết định dừng. Thêm từng ấy thời gian nữa để bạn thực hiện thao tác đạp phanh. Kể từ thời điểm này, xe bắt đầu giảm tốc.
Cách giai đoạn
Quãng đường xe chạy kể từ khi tài xế nhận thấy mối nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn.
Theo khuyến cáo từ ICBC, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong 2 giây trong điều kiện thời tiết và đường tốt. Nó sẽ tăng lên 3 giây nếu chạy trên đường cao tốc, 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc trơn trượt. Căn khoảng thời gian ít nhất 3 giây nếu bị hạn chế tầm nhìn phía trước.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây

Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo.
Nhẩm phép 3 tính cộng "1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3".
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.

Căn khoảng trống phía sau

Sẽ không thể kiểm soát khoảng trống phía sau theo cách như trên. Giải pháp khi phải dừng là giảm tốc từ từ, kéo dài thời gian để xe sau phản ứng. Một lựa chọn khác là chuyển làn, hoặc táp vào để để xe sau vượt.

Khoảng trống an toàn hai bên

Trong di chuyển thông thường sẽ cần ít nhất 1 mét khoảng trống mỗi bên. Nới rộng khoảng cách lên nhiều nhất có thể khi chạy tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc phải vượt người đi bộ, đi xe đạp.

Vị trí xe trong làn

Với ôtô trên đường 2 chiều, hãy di chuyển vào gần vạch tim đường, điều này sẽ hạn chế việc xe khác "xâm nhập" vào làn đường mà xe bạn đang đi.
Khi ở làn rìa, cần lưu ý tránh xa các mối nguy hiểm từ bên lề ví như cánh cửa xe khác có thể mở ra. Trong hầu hết các trường hợp hãy lái xe chính tâm làn.
Tránh lái xe vào khu vực không gian mù của xe khác. Nếu cần vượt phải thực hiện nhanh chóng. Trên tuyến đường nhiều làn, làn bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn khi tới cần các điểm dừng đèn đỏ.

Chọn khoảng trống an toàn

Không gian cần thiết để xe vượt qua ngã tư an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Thực tế để có khoảng trống đủ lớn đảm bảo an toàn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi lựa chọn khoảng trống cần đánh giá các yếu tố: tốc độ lưu thông của dòng xe, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.
Nếu dừng trước đèn đỏ, trong điều kiện lý tưởng hầu hết các phương tiện cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để rẽ trái và đạt tốc độ 50 km/h.

Theo    vnexpress 

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Học số sàn đi số tự động: Tai nạn từ một nghịch lý!

Không có nhận xét nào :


Giaxehyundai.net- Khi ô tô số tự động ngày càng được lựa chọn nhiều hơn thì việc học chỉ sử dụng số sàn lại 

gây làm cho người mới lái vô cùng lúng túng.

Nghịch lý, học số sàn đi số tự động
Số sàn ở Việt Nam được coi là thước đo căn bản để bắt đầu học lái xe. Nhưng có không ít ý kiến cho rằng, những người mới lần đầu ngồi lên ô tô, nhìn ra sa hình đã mướt mồ hôi rồi chứ đừng nói đến các thao tác chân côn, chân ga, vào số. Ở một số bang tại Mỹ, đã được sử dụng số tự động để học và thi bằng lái xe.
Lái xe hơi số sàn tương tự như điều khiển 1 chiếc xe máy côn tay, cần kết hợp nhấn côn, ra số, nhấn ga để xe chạy thì xe hơi số tự động như một chiếc xe ga, tất cả thao tác được tự động hóa trong bộ ly hợp, lái xe chỉ cần ấn phanh để vào số, sau đó nhả phanh và lên ga để xe di chuyển.

Số tự động thường có những ký hiệu gây khó cho người mới chuyển từ xe số sàn

Xe số sàn về hộp số đều giống nhau: 1234R, 12345R, 123456R… còn số tự động thì nhiều hơn, với những ký hiệu trên cần số phức tạp hơn: PRND, PRND123, PRNDLS, PRND+… Ai nói là số sàn phức tạp hơn số tự động? Điều gì xảy ra khi người học số sàn, sau khóa học, ngồi lên 1 chiếc xe số tự động, các ký tự còn đang lờ mờ, có thể gạt nhầm số, nhầm ga là chuyện dễ xảy ra.
Trong khi với xe số sàn, người mới phối hợp côn-ga-số luống cuống sẽ làm cho xe chết máy, có thể xảy ra va chạm nhưng thiệt hại giảm rất nhiều so với xe số tự động. Với đường xá Việt Nam, giao thông khá lộn xộn, những tình huống bất ngờ xảy ra khiến lái mới giật mình. Nếu có va chạm, giữ chân ga, số tay sẽ chết máy do động cơ quá tải, còn số tự động thì động cơ sẽ tự động chuyển về số thấp hơn, máy khỏe hơn, khả năng sẽ gây ra tai nạn liên hoàn.
Đôi điều cần biết khi sử dụng xe số tự động

Thao tác đơn giản khiến người điều khiển xe dễ chủ quan khi bắt đầu đi xe số tự động. Do chưa được đào tạo và tìm hiểu kỹ về số tự động nên chính hộp số đơn giản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn số sàn. Một chút kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn khi bắt đầu lái 1 chiếc xe AT:

·         Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của hãng xe về ký hiệu của hộp số.
·         Không lái xe bằng 2 chân: Nhiều người quen sử dụng chân côn nên khi sang số tự động cảm thấy thừa thãi. Nhưng xe AT luôn có sẵn 1 chỗ để chân để bạn được thoải mái và chỉ dùng 1 chân để kiểm soát ga và phanh.
·         Điều chỉnh ga hợp lý: Ở số sàn, nhả chân ga, xe sẽ gằn lại, đây là hiện tượng “hãm bằng động cơ” khiến xe đi chậm lại. Ở số AT nhả chân ga một số trường hợp còn làm tăng số. Vì vậy bạn cần kiểm soát tốt chân ga, chân phanh cho những tình huống đó.
·         Để đảm bảo an toàn, nên ấn chân phanh khi chuyển số.
·         Không sử dụng cần số bừa bãi: Nhiều người sau khi chuyển sang số tự động vẫn có những động tác số ko cần thiết, ví dụ như: đang đi gần đến điểm đỗ thì về mo cho xe tự thả trôi. Đã không ít trường hợp xe bị vỡ hộp số vì hành động này.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
 Theo TTVN

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Những lưu ý khi lái xe số tự động

Không có nhận xét nào :

Giaxehyundai.net- Quá đơn giản khi điều khiển lại khiến các loại xe trang bị hộp số tự động (AT) tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn xe số sàn, chủ yếu do tài xế chưa hiểu hết tính năng.

Số tự động ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Ưu điểm lớn nhất là sự đơn giản khi cầm lái. Tài xế được giải phóng chân trái và tay phải (với xe tay lái thuận) để tập trung hơn.

Tuy nhiên, sự phổ biến nhanh trong thời gian ngắn đã gây nhiều tranh cãi, bởi thực ra nó phức tạp hơn số sàn, dù tưởng như đơn giản hơn. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là "Về chế độ nào khi dừng đèn đỏ?"; "Có nên đi bằng hai chân?"...

VnExpress.net xin trích đăng tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn trên trang Smartdrive, cùng với những kinh nghiệm từ các kỹ sư Ford Việt Nam để liệt kê cách vận hành loại hộp số này, sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

Để chế độ nào khi dừng đèn đỏ?

Một độc giả từng có câu hỏi "Có nên đưa về N hay không?" và nhận được gần 100 câu trả lời trên diễn đàn trang Ôtô-xe máy của VnExpress.net. Kết quả, mỗi người một ý, tùy thuộc vào thói quen và thời gian chờ.

Theo các chuyên gia, giống số sàn, tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay. Điều này liên quan tới tình huống xấu là có xe đâm từ phía sau. Nếu không chuyển mà giữ nguyên ở số tiến D và phanh, chân bạn không đủ khỏe để hãm. Trong tình huống đó, xe sẽ vọt lên phía trước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, dùng phanh chân còn làm lóa mắt xe sau do đèn phanh sáng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, sương mù hay mưa.
Cần số gắn trên vô-lăng của Mercedes E300. Khi cần chuyển sang chế độ bán tự động, tài xế chỉ cần ấn cần có dấu
Cần số gắn trên vô-lăng của Mercedes E300. Khi cần chuyển sang chế độ bán tự động, tài xế chỉ cần ấn cần có dấu "+" bên tay phải để tăng số. Giảm số là dấu "-" bên tay trái. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Chuyển sang số đỗ P (Parking) cũng không nên vì có thể hỏng hộp số khi bị xe sau húc.

An toàn nhất là chuyển về N và kéo phanh tay. Khi đó, xe không bị lao về phía trước, hộp số cũng không bị hỏng.

Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống an toàn nhất. Còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế để bạn ra quyết định chuyển về chế độ nào cho thuận tiện. Chẳng hạn với thời gian chờ ít, phía sau không có xe thì chỉ cần giữ phanh chân là đủ.

Linh động, tỉnh táo là điều quan trọng khi cầm lái. Bởi chỉ có thế, bạn mới đối phó được các tình huống xảy ra trên đường.

Không nên lái hai chân

Một vài người có khả năng và sở thích điều khiển xe số tự động bằng hai chân. Chân phải ga, chân trái phanh. Các chuyên gia Ford khuyên tuyệt đối không đi bằng cách này.

Với số tự động, chỉ dùng chân phải để kiểm soát ga và phanh là đủ, để đảm bảo không đạp cả hai cùng một lúc.

Học cách điều chỉnh ga

Với số sàn hay tự động, điều khiển tốt chân ga là quan trọng bậc nhất. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại này.
Ký hiệu trên cần số của Daewoo Matiz nhập khẩu. Khi để ở số "1", xe không chuyển sang bất cứ số nào. Nếu để "2", xe lên cao nhất số 2 và có thể giảm về số 1. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại (ngoại trừ lúc xuống dốc). Đây là hiện tượng "hãm bằng động cơ".

Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số. Điều này dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì vậy, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường.

Đạp phanh khi chuyển chế độ

Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.

Lên và xuống dốc với số tự động

Theo kinh nghiệm từ xe số sàn, thông thường, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu + (tăng số) và - (giảm số)).
Trên Toyota Venza và nhiều loại xe khác, cơ chế bán tự động nằm ngay trên cần số, thể hiện bằng dấu
Trên Toyota Venza và nhiều loại xe khác, cơ chế bán tự động nằm ngay trên cần số, thể hiện bằng dấu "+" và "-". Ảnh: Trọng Nghiệp.
Người lái có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường... Chẳng hạn khi chọn số 3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Giảm tốc, xe tự động về số 1 hoặc 2.

Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.


Theo Vnexpress.net