Cập nhật tin tức oto

Thông tin - tin tức xe hơi, xe máy

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong thủy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Bố trí góc làm việc thuận theo Phong thủy

Không có nhận xét nào :

Phong thủy Đông Phương

Giaxehyundai.net- Giá xăng dầu đã nhiều lần tăng cao và chưa dừng lại. Đường phố mỗi lúc thêm đông đúc, chật chội, kẹt xe. Có phải đây là lúc bạn nghĩ đến việc không cần đến văn phòng, vẫn có thể ngồi nhà giải quyết được vô số những công việc? Vậy một chỗ làm việc ở nhà cần những gì...
 
để tiện lợi và thuận theo Phong Thủy ?
Thông thường những góc làm việc ở nhà, yếu tố “nối kết” được ưu tiên tính đến. Một bàn làm việc ở nhà, vị trí thuận lợi là vị trí có thể để được điện thoại, nối kết internet, máy scan, máy in và gần đấy là tủ đựng tài liệu, hồ sơ cá nhân. Nếu rộng rãi hơn, chủ nhân có thể bố trí thêm kệ sách hoặc thư viện cho riêng mình.
Phong thủy Đông Phương
Kết nối trong ngoài.
Việc trang bị máy tính xách tay khiến cho ngày nay những bàn làm việc gần như không còn chiếm quá nhiều diện tích. Thói quen làm việc, đọc, xem thời sự, nghe đài, tra cứu tài liệu…. và thư giãn sau khi làm việc của một số người khiến cho căn phòng đa chức năng hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của những nhà thiết kế, theo yêu cầu của chủ nhân.
Và dĩ nhiên, những ai đã thường xuyên làm việc ở nhà chắc không bao giờ muốn chỗ làm việc của mình quá lạnh lùng khắc khổ như ở văn phòng (có thể treo ảnh gia đình, trang trí tranh, hoặc thậm chí là những vật dụng “độc” và lạ như con chuột, bàn phím, hộp đựng name card, điện thoại … thể hiện sở thích riêng của mình).
Vị trí chỗ làm việc (hay cả một phòng riêng) cần được cân nhắc sao cho luồng khí tại đây luôn được kích hoạt tốt mà vẫn ổn định, tức là tránh các luồng di chuyển xuyên qua và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng. Vai trò của dương quang (ánh sáng Mặt Trời) hoặc các nguồn sáng nhân tạo rất cần thiết, do đó góc làm việc (vốn thuộc Dương) nên bố trí ở chỗ yên tĩnh nhưng phải đủ ánh sáng và thông thoáng tự nhiên.
Nhiều máy móc thiết bị sử dụng làm tăng tính Kim của phòng làm việc, gây xung khắc với các không gian thuộc Mộc như phòng ngủ hoặc phòng ăn nếu đặt chỗ làm việc trong các không gian này vừa không hợp vệ sinh vừa gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và bữa ăn.
Thổ sinh Kim nên hình thể lý tưởng của phòng làm việc nên là hình vuông hoặc gần vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục hoặc bát giác, lục giác với nhiều cửa sổ mở ra các tầm nhìn thoáng đãng. Cần tránh bố trí chỗ làm việc tại phòng hình thang hoặc góc nhọn (thuộc Hỏa, khắc Kim).
Phong thủy Đông Phương
Bố trí phòng làm việc theo Phong Thủy.
Cửa phòng làm việc có thể thông sang phòng khách (dễ liên hệ đối ngoại), hoặc sang phòng ngủ và vệ sinh (để tiện cho làm việc về khuya), nhưng tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng khói mùi. Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung và khó kê đồ đạc. Nếu kết hợp chỗ làm việc với phòng ngủ lớn thì phải có vách lửng, tủ ngăn hoặc rèm che để tránh làm trường khí của hai phần Kim - Mộc ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, vì vậy các màu sắc dùng trong phòng làm việc nên là các màu thuộc sắc độ vàng (Thổ), trắng (Kim), có thể thêm các nét màu đen (Thủy) hoặc sắc độ xanh để tạo dáng mạnh mẽ và sự sạch sẽ, dịu mát.
Nếu dùng những màu chói lọi dễ gây cảm giác căng thẳng, hoặc màu tối tăm gây u buồn, thụ động. Đối với người trẻ tuổi có thể bổ sung các màu nóng và đường nét vui để kích thích sáng tạo. Trang trí và sắp xếp vật dụng trong phòng làm việc cũng cần dựa theo tương sinh Ngũ Hành, ví dụ bàn ghế phù hợp là dạng tròn (Kim), vuông hoặc chữ nhật (Thổ), có thể bo góc để giảm va chạm khi đi lại.
Phong thủy Đông Phương
Màu sắc và bố trí vật dụng.
Bố trí thêm bể cá cảnh hay chậu cây cũng rất có ích trong việc tạo không khí sống động cho nơi làm việc. Cần tránh ngồi làm việc dưới quạt trần, đèn chùm hay dầm nhà vì các chỗ này thường hay đóng bụi, thổi gió hoặc ánh sáng gay gắt trên đầu, khuấy động trường khí, tác động xấu tới sức khoẻ và năng lực làm việc.
Phòng làm việc tại nhà hiện nay xét về Phong Thủy là một không gian dung hợp giữa thư phòng theo kiểu Đông phương (nơi đọc sách, lưu trữ sách vở, đàm dạo…thuộc hành Mộc) và văn phòng theo kiểu Tây phương với các vật dụng tiện nghi (máy tính, trang thiết bị chuyên môn …thuộc hành Kim) ngày càng được hiện đại hóa. Hai hành đối lập này tưởng chừng xung khắc nhau nhưng thực ra mang tính bổ sung tương hỗ lẫn nhau.
Phong thủy Đông Phương
Tổ chức thư phòng theo dạng hành Mộc.
Nhiều gia chủ hiện nay khi có điều kiện đang quay về cách thức tổ chức thư phòng theo dạng truyền thống để phát huy tốt các thuận lợi cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến các không gian khác. Đối với không gian thiên về đọc sách, tra cứu dạng thư phòng thì các bố trí sẽ cần được bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu.
Phong thủy Đông Phương
Ví dụ các tủ sách nên dùng gỗ và kính (Mộc và Thủy) và chạy quanh phòng tạo điểm dựa cho chỗ ngồi; sàn có thể lát gỗ hay thảm để cách âm và tạo sự ấm áp, đồng bộ. Dùng rèm vải, mành sáo hoặc nan chớp để giảm nắng chói đồng thời cũng tránh ảnh hưởng các phòng lân cận. Điểm chú ý đối với thư phòng nói riêng và phòng làm việc nói chung là bàn đọc sách cần thoải mái và có tiểu minh đường trước mặt (tức là khoảng trống thuận lợi để quan sát, tránh ngồi quay lưng ra cửa đi, vừa không thư giãn tốt, lại vừa bị giật mình khi có ai vào phòng từ sau lưng).
Có thể bố trí sofa hay ghế dài đọc sách nhưng cần giảm việc đọc nhiều ở tư thế nằm, tốt nhất là đọc sách ngồi bên án thư, bàn rộng có đèn riêng, cạnh cửa sổ, đồng thời bổ sung cây xanh, tranh ảnh, tiểu cảnh trang trí tạo các điểm nhấn để nổi bật khí.
Như vậy, về mặt Phong Thủy, không gian làm việc tại nhà không những phải đảm bảo yếu đối nội và riêng tư (tĩnh, âm) mà còn luôn cần sự thông thoáng, bố trí thiết bị hợp lý và khả năng kích thích năng lực làm việc (động, dương). Cách bố trí mang tính tổng hợp truyền thống - hiện đại rất cần quan tâm đúng mức, dù diện tích chiếm chỗ có thể không nhiều.
  Theo Kiến Trúc Nhà Đẹp

Năm Thìn nói chuyện rồng

Không có nhận xét nào :

Giaxehyundai.net- Trong số 12 con giáp thì rồng là con vật huyền thoại. Theo quan niệm truyền thống của Trung Hoa và Việt Nam, rồng là con vật thần linh, mạnh mẽ nhất được con người ngưỡng mộ, tôn thờ.
Chuyện con rồng cháu tiên gắn với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân là niềm tự hào chung cho tất cả các dân tộc Việt Nam. Rồng đi vào cuộc sống của con người trong hầu hết các lĩnh vực.
Đôi rồng chầu tại phố hoa 2012.
Đôi rồng chầu tại phố hoa 2012.
Trong 12 con giáp, rồng không thuộc thế giới động vật mà chúng ta có để nuôi. Xuất xứ của rồng không giống các con vật khác. Không có rồng trong thực tế. Con rồng tượng trưng cho sự cao cả, anh hùng, sức mạnh phi thường có trong tưởng tượng của con người.

Thìn: Âm gốc Hán đọc là thần, từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng mỗi ngày. Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Năm Thìn là năm ứng với con rồng. Chữ rồng âm Hán Việt gọi là long. Rồng là con vật tưởng tượng, hư cấu từ những hình tượng của những con vật có thực. Không chỉ ở VN mà ở nhiều quốc gia có biểu tượng con rồng với nội dung khác nhau. Trong cuốn Bách khoa toàn thư sớm nhất của Trung Quốc miêu tả: “Rồng là loài động vật có vảy, lúc ẩn lúc hiện, có thể nhỏ có thể to, có khi ngắn có khi dài, mùa xuân thì bay lên trời, thu đến thì chìm sâu dưới nước...”. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng rồng là vật bắt nguồn từ rắn xưa kia. Rồng chính là con rắn, “rắn thêm bốn chân thú, đầu ngựa, đuôi linh cẩu, sừng hươu, móng chó, vảy và râu cá...”. Con rồng chuyển hoá, tượng trưng cho quyền uy tối thượng. Chỗ ở của vua gọi là “long cung”, giường vua ngủ là “long sàng”, mình vua là “long thể”, mặt vua là “long nhan”, áo vua mặc là “long bào” thêu con rồng năm móng... Trong dân gian, rồng tượng trưng cho linh thiêng và điềm lành. Năm rồng là năm đại cát, ai tuổi rồng thì sẽ thành đạt, vẻ vang. “Mả táng hàm rồng” là ý chỉ người nào đó có hồng phúc. Hình tượng con rồng có muôn vàn dáng vẻ, màu sắc rực rỡ, không những thấy trong thơ ca, tiểu thuyết, hội hoạ, đồ mỹ nghệ, điêu khắc, kiến trúc chùa chiền, cung điện qua các thời đại mà còn đi sâu vào phong tục tập quán dân gian. Những ngày lễ, tết, hội hè đều có hình bóng con rồng. Ở VN, con rồng cũng mang đầy đủ ý nghĩa của rồng phương Đông.
Trang trí kiến trúc hình rồng trên đất nung, thế kỷ 15.
Trang trí kiến trúc hình rồng trên đất nung, thế kỷ 15.
Rồng trong đời sống tâm linh con người. Rồng không chỉ là huyền thoại về dòng giống của người Việt mà còn là biểu tượng của thủ đô nước ta. Theo Sử biên niên, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý có con rồng xuất hiện nên thủ đô có tên là Thăng Long. Rồng không những là biểu tượng của vua, của sự thiêng liêng, rồng còn là biểu tượng của thân hình đất nước: Từ Bái Tử Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ, qua Thăng Long đến Cửu Long. Mường tượng đất nước VN như một con rồng thì khúc đầu là miền Bắc, khúc giữa là miền Trung, khúc đuôi là Nam Bộ.

Tuy rồng là biểu tượng của mạnh mẽ, nhưng cũng mang tính chất hung dữ. Vòi rồng là luồng gió xoáy có sức mạnh phá hoại ghê gớm, có thể cuốn hút các vật nặng hàng tấn, quăng xa vài trăm mét như đàn trâu bò, ôtô, toa tàu... Trong sản xuất nông nghiệp người xưa tin rằng rồng đen lấy nước thì được mùa, rồng trắng lấy nước thì báo điềm hạn hán (Rồng đen lấy nước được mùa/ Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày). 

Rồng trong thành ngữ tiếng Việt. Con rồng khiến người ta tưởng tượng ra nhiều hình tượngđộc đáo và thể hiện ra bằng tranh vẽ, truyện kể, điệu múa (múa lân), đặc biệt là trong ca dao, thành ngữ VN. Một số câu quen thuộc như: “Gái ngoan lấy được chồng khôn. Cầm như cá vượt vũ môn hoá rồng”; “rồng đến nhà tôm”; “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo”; “con rồng cháu tiên”; “như mây gặp rồng” v.v...

Rồng trong luận tuổi tác. Người tuổi Thìn nóng nảy, gấp gáp, cuồng nhiệt và luôn chứa đầy khát vọng rất thích làm những việc lớn, quan trọng, luôn coi mình là nhân vật trung tâm, dù họ rất võ đoán, yêu cầu cao, họ vẫn có nhiều kẻ tôn sùng. Tuy là kẻ tự cao tự đại, song họ luôn hiếu thuận với người trên, bất luận họ có xung đột gì với gia đình, chỉ cần gia đình cần sự giúp đỡ thì họ sẽ giúp đỡ ngay. Họ ít khi để tình cảm xen vào công việc. Rất thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, không cần rào trước đón sau, công khai biểu lộ quan điểm của mình, không biết ân hận về những gì mình đã làm.
Nguyễn Lộc (Tổng hợp theo 12 con giáp, NXB Hội Nhà văn 1998

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Chọn màu xe ô tô theo mệnh-tuổi

Không có nhận xét nào :
***(giaxehyundai.net)***. Phong thủy, chọn màu xe ô tô, xem mệnh, chọn màu xe ô tô theo mệnh

         
      Ngày nay, từ ngày có các loại xe gắn máy và xe hơi xuất hiện, sau thời gian dài nghiên cứu, họ thấy rằng ngũ hành nạp âm có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc chọn màu xe cho người mua (thường lái chiếc xe đó). 

Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân. 

- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc. 

- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành). 

- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off). 

Ngũ hành tương sinh 
Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc. 

Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợị Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa... 

Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp: 

* Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành mình. Mình được lợị 

* Sinh xuất: Hành mình làm lợi cho hành khác. Mình bị hạị 

Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (bị hại). 

Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (bị hại). 

Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (bị hại). 

Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (bị hại). 

Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (bị hại). 

Ngũ hành tương khắc : 

Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. 

Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được... 

Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp: 

* Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành mình. Mình bị hạị 

* Khắc xuất: Hành mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác. Mình không bị hạị 

Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại). 

Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại). 

Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại). 

Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại). 

Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại). 

Tóm lại: Chỉ cần nhớ sinh nhập và khắc xuất thì mình được lợi thế (chủ động), ngược lại sinh xuất và khắc nhập thì mình bị hại (bị động). 

Màu sắc theo ngũ hành: 

- Mộc: Màu xanh lá cây lợt hoặc đậm (green). 



- Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ (burgundy). 



- Thổ: Màu vàng lợt hay đậm hoặc màu vàng nhủ (gold). 



- Kim: Màu trắng hay xám lợt (gray hoặc silver). 





- Thủy: Màu đen hay xanh da trời lợt hoặc đậm (blue). 



 Xin xem bảng liệt kê (ngắn gọn) dưới đây để biết mình thuộc mạng gì theo ngũ hành: 

* Mạng Kim, gồm có các tuổi: 

Nhâm Thân ( 1932 ) & Quý Dậu ( 1933 );Canh Thìn (1940) & Tân Tỵ (1941); 
Giáp Ngọ (1954) & Ất Mùi (1955); Nhâm Dần (1962)& Quý Mão (1963); 
Canh Tuất (1970) & Tân Hợi (1971); Giáp Tý (1984) & Ất Sửu (1985). 

* Mạng Hỏa gồm có các tuổi: 

Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935; Mậu Tý1948 & Kỷ Sửu 1949; 
Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965; 
Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987. 

* Mạng Thủy gồm có các tuổi: 

Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945; 
Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967; 
Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983. 

* Mạng Thổ gồm có các tuổi: 
Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947;
 Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; 
Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991. 

* Mạng Mộc gồm có các tuổi: 

Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943; Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951; 
Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959; Nhâm Tý 1972 & Quý Sửu 1973; 
Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989. 
( Bạn có thể tham khảo thêm ở đây....!
Cách chọn: 

        Nhìn vào bảng liệt kê các mạng, biết tuổi mình thuộc mạng gì, so với màu của ngũ hành để lấy màu sinh nhập cho mạng mình thì biết được mình hạp với màu nào, nên mua xe theo màu đó. Nếu khó tìm màu sinh nhập, chọn màu cùng hành cũng tốt.
         Chúc bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho chiếc xe hơi của mình!
                                                                                             
                                                                                                        'Nguồn sưu tầm'




phong thuy, phong thuy trong kinh doanh, phong thuy xe hoi, ban menh, nam sinh, chon mau xe theo menh

Bản mệnh và năm sinh

Không có nhận xét nào :

Giaxehyundai.net



Bạn muốn biết mình tuổi con gì? Có mệnh như thế nào? Tất cả đều có ở đây, chỉ việc tra cứu mà thôi. Chúc bạn luôn may mắn và thành công!


BẢN MỆNH THEO NĂM SINH

TT
BẢN MỆNH

           NĂM SINH

1
 Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
Canh Ngọ
1930, 1990
Tân Mùi
1931, 1991
2
Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
Nhâm Thân
1932, 1992
Qúy Dậu
1933, 1993
3
Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
Giáp Tuất
1934, 1994
Ất Hợi
1935, 1995
4
Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
Bính Tí
1936, 1996
Đinh Sửu
1937, 1997
5
Thành đầu thổ (Đất trên thành)
Mậu Dần
1938, 1998
Kỷ Mão
1939, 1999
6
Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
Canh Thìn
1940, 2000
Tân Tỵ
1941, 2001
7
Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
Nhâm Ngọ
1942, 2002
Qúy Mùi
1943, 2003
8
Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
Giáp Thân
1944, 2004
Ất Dậu
1945, 2005
9
Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà)
Bính Tuất
1946, 2006
Đinh Hợi
1947, 2007
10
Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
Mậu Tí
1948, 2008
Kỷ Sửu
1949, 2009
11
Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
Canh Dần
1950, 2010
Tân Mão
1951, 2011
12
Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
Nhâm Thìn
1952, 2012
Qúy Tỵ
1953, 2013
13
Sa trung kim (Vàng trong cát)
Giáp Ngọ
1954, 2014
Ất Mùi
1955, 2015
14
Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
Bính Thân
1956, 2016
Đinh Dậu
1957, 2017
15
Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
Mậu Tuất
1958, 2018
Kỷ Hợi
1959, 2019
16
Bích thượng thổ (Đất trên vách)
Canh Tí
1960, 2020
Tân Sửu
1961, 2021
17
Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
Nhâm Dần
1962, 2022
Qúy Mão
1963, 2023
18
Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
Giáp Thìn
1964, 2024
Ất Tỵ
1965, 2025
19
Thiên hà thủy (Nước trên trời)
Bính Ngọ
1966, 2026
Đinh Mùi
1967, 2027
20
Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
Mậu Thân
1968, 2028
Kỷ Dậu
1969, 2029
21
Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
Canh Tuất
1970, 2030
Tân Hợi
1971, 2031
22
Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
Nhâm Tí
1972, 2032
Qúy Sửu
1973, 2033
23
Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
Giáp Dần
1974, 2034
Ất Mão
1975, 2035
24
Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
Bính Thìn
1976, 2036
Đinh Tỵ
1977, 2037
25
Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
Mậu Ngọ
1978, 2038
Kỷ Mùi
1979, 2039
26
Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
Canh Thân
1980, 2040
Tân Dậu
1981, 2041
27
Đại hải thủy (Nước đại dương)
Nhâm Tuất
1982, 2042
Qúy Hợi
1983, 2043
28
Hải trung kim (Vàng dưới biển)
Giáp Tí
1984, 2044
Ất Sửu
1985, 2045
29
Lư trung hỏa (Lửa trong lò)
Bính Dần
1986, 2046
Đinh Mão
1987, 2047
30
Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
Mậu Thìn
1988, 2048
Kỷ Tỵ
1989, 2049

  





BẢNG QUY LOẠI NGŨ HÀNH

                                                                                                    'ST by Mr. Đồng'


phong thuy, phong thuy trong kinh doanh, phong thuy xe hoi, ban menh, nam sinh, chon mau xe theo menh