Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn kỹ thuật xe hơi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Bí quyết tránh mua phải xe ngập nước
Để tránh mua nhầm phải xe bị ngập nước, bạn có thể áp dụng những bí quyết nhỏ dưới đây.
"Bố mẹ tôi từng lãng phí cả đống tiền vào năm ngoái vì mua phải xe ngâm nước mà không biết. Chiếc xe trông rất bình thường và không hề có dấu hiệu giống ôtô từng bị ngâm nước. Đến khi mua về, bố mẹ tôi mới phát hiện ra là hệ thống điện và hộp số bị hỏng. Quả là một bài học nhớ đời và tốn kém", anh Rich C., một thanh niên đến từ bang Virginia , Mỹ, chia sẻ với trang Carfax.
Rõ ràng, người mua xe tại Mỹ luôn lo sợ mua phải xe ngâm nước sau cơn bão Sandy kinh hoàng vào năm 2012. Để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình, trang Carfax đã đưa ra một số bí quyết kiểm tra xe đơn giản.
Nếu đang sống tại Mỹ hoặc muốn nhập một chiếc xe cũ về Việt Nam , bạn có thể áp dụng một số bí quyết do Carfax đưa ra để tránh bị lừa và mua phải xe ngâm nước. Cùng xem các bí quyết nhỏ của Carfax qua hình ảnh dưới đây.
Theo tri thuc tre
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
Tổng quan hệ thống điều hòa trong xe ôtô
Giaxehyundai.net- Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe.
>> Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô
Điều khiển tuần hoàn không khí
1. Thông gió tự nhiên
Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).
2. Thông gió cưỡng bức
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm). Bộ lọc không khí
>> Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô
Bộ sưởi ấm và điều hoà không khí là gì?
1. Điều hoà không khí
Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe.
Điều hoà không khí là một bộ phận để:
Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe
Điều khiển tuần hoàn không khí trong xe
Lọc và làm sạch không khí2. Bộ sưởi ấm
Người ta dùng một két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Vì lý do này, ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là một bộ sưởi ấm.
3. Hệ thống làm mát không khí
Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất làm lạnh (ga điều hoà) tới giàn lạnh.
Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí là hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ.
4. Máy hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống.
Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh. Nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống.
Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi5. Điều khiển nhiệt độ
Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.
CHÚ Ý:
Gần đây, số xe không dùng van nước đang ngay càng tăng lên.
1. Điều hoà không khí
Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe.
Điều hoà không khí là một bộ phận để:
Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe
Điều khiển tuần hoàn không khí trong xe
Lọc và làm sạch không khí2. Bộ sưởi ấm
Người ta dùng một két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Vì lý do này, ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là một bộ sưởi ấm.
3. Hệ thống làm mát không khí
Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất làm lạnh (ga điều hoà) tới giàn lạnh.
Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí là hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ.
4. Máy hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống.
Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh. Nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống.
Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi5. Điều khiển nhiệt độ
Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.
CHÚ Ý:
Gần đây, số xe không dùng van nước đang ngay càng tăng lên.
Điều khiển tuần hoàn không khí
1. Thông gió tự nhiên
Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).
2. Thông gió cưỡng bức
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm). Bộ lọc không khí
1. Chức năng
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạch không khí đưa vào trong xe.
2. Thay thế
Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe, điều này làm cho hiệu suất của điều hoà kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch bảo dưỡng xe.
3. Phân loại bộ lọc không khí
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử mùi bằng than hoạt tính.
GỢI Ý:
Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc có thể được thay thế một cách dễ dàng. Bộ làm sạch không khí
1. Bộ làm sạch không khí là gì?
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,.v.v. để làm sạch không khí trong xe.
2. Cấu tạo
Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có các bon hoạt tính.
3. Nguyên lý hoạt động
Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc.
Ngoài ra, một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi mô tơ quạt gió ở vị trí ''HI‘'
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạch không khí đưa vào trong xe.
2. Thay thế
Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe, điều này làm cho hiệu suất của điều hoà kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch bảo dưỡng xe.
3. Phân loại bộ lọc không khí
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử mùi bằng than hoạt tính.
GỢI Ý:
Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc có thể được thay thế một cách dễ dàng. Bộ làm sạch không khí
1. Bộ làm sạch không khí là gì?
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,.v.v. để làm sạch không khí trong xe.
2. Cấu tạo
Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có các bon hoạt tính.
3. Nguyên lý hoạt động
Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc.
Ngoài ra, một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi mô tơ quạt gió ở vị trí ''HI‘'
Theo Oto-hui.com
Tags: Cau tao oto, cau tao he thong dieu hoa tren o to, he thong dieu hoa, hyundai ha dong, hyundai thai ha, gia xe hyundai.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011
Tại sao lốp xe có màu đen?
Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lốp xe ô tô nào cũng màu đen? Tại sao ca sĩ Pink hay ngôi sao “lắm chiêu” Paris Hilton không tậu cho mình chiếc xe có bộ lốp màu...hồng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.
Những chiếc lốp khá bắt mắt này khi để lâu sẽ nhanh chóng bị khô cứng, biến màu và nứt rách, gây phiền hà cho chủ xe. Hiện tượng “chết khô” của lốp như vậy khiến các ông chủ phải khốn đốn và chi một khoản không hề nhỏ vào lốp xe khi đậu xe trong thời gian dài.
Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Cầu kỳ hơn, khách hàng có thể tự bảo vệ thêm cho lốp bằng cách sử dụng một sản phẩm khác làm chậm tác động của ozone và UV là chất bảo vệ 303 Aerospace Protectant. Khi xịt chất này lên bề mặt lốp, lốp xe sẽ được bảo vệ tương đương với “bôi” một lớp kem chống nắng SPF 40.
Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.
Theo Properautocare
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011
Những điều cần biết về túi khí xe hơi
Tác dụng của túi khí là bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe, giảm được khả năng chấn thương do tai nạn giao thông, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế, hãy kết hợp với dây đai an toàn và ngồi đúng tư thế cũng là cách để tránh tai bay vạ gió.
Túi khí có 3 phần chính, gồm: túi chứa khí, bộ cảm biến va chạm và hệ thống tạo khí. Tại thời
điểm va chạm, bộ cảm biến có gắn máy đo gia tốc sẽ nhận biết mức độ tác động để kịp thời phản ứng, (hoặc không phản ứng), sau khi kích hoạt hệ thống bơm đầy khí nitrogen vào trong chiếc túi đang được gấp gọn gàng trong hộp chứa, túi khí căng phồng lập tức bung ra.Sau khoảng 7 giây, khí này sẽ từ từ thoát ra theo các lỗ rất nhỏ, túi khí xẹp xuống, người lái có thể thoát ra ngoài mà không bị mắc kẹt trong xe.Túi khí được nghiên cứu và sử dụng lần đầu tiên cho máy bay, trong giai đoạn Thế chiến II. Loại túi khí sản xuất hàng loạt trang bị cho xe ô tô chỉ bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 80. Năm 1998, Mỹ là một trong những nước đi tiên phong yêu cầu toàn bộ xe hơi đều phải có ít nhất hai túi khí dành cho lái xe và hành khách phía trước.Tác dụng của túi khí:- Giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người- Giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái, khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.
điểm va chạm, bộ cảm biến có gắn máy đo gia tốc sẽ nhận biết mức độ tác động để kịp thời phản ứng, (hoặc không phản ứng), sau khi kích hoạt hệ thống bơm đầy khí nitrogen vào trong chiếc túi đang được gấp gọn gàng trong hộp chứa, túi khí căng phồng lập tức bung ra.Sau khoảng 7 giây, khí này sẽ từ từ thoát ra theo các lỗ rất nhỏ, túi khí xẹp xuống, người lái có thể thoát ra ngoài mà không bị mắc kẹt trong xe.Túi khí được nghiên cứu và sử dụng lần đầu tiên cho máy bay, trong giai đoạn Thế chiến II. Loại túi khí sản xuất hàng loạt trang bị cho xe ô tô chỉ bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 80. Năm 1998, Mỹ là một trong những nước đi tiên phong yêu cầu toàn bộ xe hơi đều phải có ít nhất hai túi khí dành cho lái xe và hành khách phía trước.Tác dụng của túi khí:- Giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người- Giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái, khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.
Nguyên lý hoạt động về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn, sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí ngay. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Rồi sau đó tự xì nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Hệ thống túi khí chưa kích hoạt (trái) và được kích hoạt (phải)
Túi khi được kích nổ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:
- Lực va đập của xe (gây nên gia tốc giảm dần của xe)
- Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên)
Bởi vậy, ta không nên ngộ nhận rằng khi xe đã trang bị túi khí đều sẽ giúp tránh được thương vong trong bất cứ tai nạn ô tô nào.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thình cho biết: “Không phải mọi va chạm đều làm bung túi khí. Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt. Vận tốc và mức độ va chạm không phải là thông số quyết định đến hoạt động của thiết bị này”.
Trên hầu các hãng xe, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ khoảng 25 km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.
Trường hợp hạn chế bung túi khí trước
Ví dụ, khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần), xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ, đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa là 1,5 G, như vậy độ giảm tốc 2G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.
Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Tuy nhiên, trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.
Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam .
Như vậy, không phải xe được trang túi khí thì có nghĩa là sẽ bung khi xảy ra va chạm. Có một số điều kiện sẽ hạn chế bung túi khí, và một số trường hợp sẽ không bung túi khí.
Trường hợp không kích hoạt túi khí trước
Theo các chuyên gia, túi khí được làm bằng chất liệu nylon mềm, bơm đầy khí, nên có thể đủ sức gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, túi khí bung ra với tốc độ hơn 200 km/h. Với lực nén như vậy, túi khí hoàn toàn có thể khiến một người trưởng thành bị gãy xương.
Một sai lầm khác mà nhiều người mắc phải là để trẻ em, phụ nữ mang thai, người già đứng hay ngồi ở ghế trước, mà tốt nhất là nên ngồi ở hàng ghế sau. Và không nên ngồi đối diện với hộp túi khí, cả túi khí trước và túi khí bên, vì khi túi khí nổ, sẽ phản tác dụng.
Tuyệt đối không cho trẻ ngồi trong lòng mình, nhất là ghế trước, vì bất cứ lí do gì. Bởi khi xe phanh gấp, đổi hướng đột ngột, bạn cũng không thể giữ trẻ được.
“Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người ngồi với túi khí phải là 25 cm, nguy hiểm nhất là từ 5-8 cm tính từ ngực người lái hay hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Đồng thời, phải thường xuyên nhắc nhở hành khách trong xe không được xê dịch ghế gần hộp túi khí quá mức cần thiết; không gác chân, để các vật dụng lên trên hộp túi khí hoặc để vào khoảng không gian giữa túi khí và người ngồi.” Bà Lê Thị Hương Dịu, Công ty Toyota Việt Nam , nói.
"Nguồn sưu tầm"
Tags: An toàn bị động, hệ thống túi khí, tác dụng của túi khí trên ô tô,
Tags: An toàn bị động, hệ thống túi khí, tác dụng của túi khí trên ô tô,
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?
Một trang thiết bị đang trở thanh tiêu chuẩn tối thiểu cho một mẫu xe cao cấp, đó chính là hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program).
Trong suốt quá trình điều khiển xe, mọi hoạt động đều được cảm biến ghi lại và truyền về liên tục cho hệ thống điều khiển trung tâm, để so sánh với những chương trình đã tính toán từ trước. Nếu đột nhiên có hiện tượng bất thường xảy ra như xe đi chệch quỹ đạo ở tốc độ cao hay vào cua bị phanh gấp thì ngay lập tức hệ thống ESP sẽ hoạt động theo những chương trình đã được cài đặt. Lúc này cơ cấu điều khiển thủy lực trong hệ thống sẽ thông qua chương trình điện tử can thiệp vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm điều chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quán tính của xe. Ngoài ra cơ cấu này sẽ tự động giảm công suất tức thời động cơ điều khiển giảm tốc độ vòng quay tại các bánh đến khi bánh xe đủ độ bám đường cần thiết, đưa xe về vùng làm việc an toàn. Nhờ vậy mà xe không thể bị chệch hướng đột ngột hay lật xe.
Đôi nét về sự phát triển của hệ thống:
Hệ thống cân bằng điện từ xuất hiện lần đầu tiên trên 2 chiếc xe của BMW năm 1995, đó là 750iL và 850Ci với động cơ trang bị trên xe là 5.4L V12. Hệ thống cân bằng điện tử này lấy tên là DSC (Dynamic Stability Control) và được sản xuất bởi Bosch - một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị cơ khí và điều khiển điện tử của Đức. Hệ thống được trang bị cảm biến tại các bánh xe với tấn số 50 lần mỗi giây.
Một năm sau khi hệ thống cân bằng điện tử ra đời, Mercedes-Benz cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ này lên mẫu xe của mình và lấy tên là ESP. Mẫu xe đầu tiên của Mercedes-Benz lắp đặt hệ thống cân bằng điện tử là S600. Cũng giống như BMW, Mercedes chọn đối tác cung cấp hệ thống là Bosch và tự mình đưa ra những quy định về những ngưỡng giá trị tối đa trước khi hệ thống ESP hoạt động. Nhưng một điểm nổi bật hơn trong hệ thống ESP của Mercedes là khả năng nhanh chóng lấy lại vị trí ổn định của xe sau khi ESP hoạt động.
Năm 1997, Cadillac công bố hệ thống cân bằng điện tử của mình với cái tên STS (StabiliTrak stability). Giống như hệ thống của BMW và Mercedes, Cadillac sử dụng 3 vị trí cảm biến, đó là cảm biến góc lái, cảm biến hướng của xe và cảm biến tốc độ bánh xe. Năm 1998, Lexus đưa ra cái tên VSC (Vehicle Stability Control) cho hệ thống cân bằng điện tử của mình. Ngoài việc trang bị các cảm biến như Cadillac hay Mercedes, Lexus lắp thêm cảm biến đo áp suất phanh nhằm phối hợp với hệ thống phân bổ lực phanh EBD, giúp xe đạt trạng thái ổn định nhất.
Cách đây không lâu NHTSA (Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ) ước lượng mức giá cho việc lắp đặt hệ thống ESP trên 1 xe là 111 USD, tất nhiên là mẫu xe đó đã được trang bị hệ thống phanh ABS. Nhưng trên thực tế mỗi xe sẽ phải chi phí thêm từ 300-800 USD khi lắp đặt thêm hệ thống cân bằng điện tử.
Còn tại Việt Nam, “giới chơi xe” cũng dựa vào trang bị này để so sánh sự cao thấp giữa 2 xe với nhau. Nếu cắt đi hệ thống cân bằng điện tử ESP, giá thành của một xe nhập về Việt Nam có thể giảm được 1000 USD trở lên,tính tại thời điểm năm 2007.
Thống kê trang bị cân bằng điện tử của các hãng lớn trên thế giới:
* Acura: Vehicle Stability Assist (VSA)
* Alfa Romeo: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Audi: Electronic Stabilization Program (ESP)
* Buick: StabiliTrak (STS)
* BMW: Dynamic Stability Control (DSC), bao gồm cả Dynamic Traction Control (DTC)
* Cadillac: All-Speed Traction Control & StabiliTrak (STS)
* Chevrolet: StabiliTrak (STS)
* Chrysler: Electronic Stability Program (ESP)
* Dodge: Electronic Stability Program (ESP)
* Fiat: Electronic Stability Program (ESP) và Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Ferrari: Controllo Stabilita (CST)
* Ford: AdvanceTrac and Interactive Vehicle Dynamics (IVD)
* GM: StabiliTrak (STS)
* Hyundai: Electronic Stability Program (ESP)
* Honda: Electronic Stability Control (ESC) và Electronic Stability Program (ESP)
* Infiniti: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Jaguar: Dynamic Stability Control (DSC)
* Jeep: Electronic Stability Program (ESP)
* Kia: Electronic Stability Program (ESP)
* Land Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Lexus: Vehicle Stability Control (VSC)
* Maserati: Maserati Stability Program (MSP)
* Mazda: Dynamic Stability Control (DSC)
* Mercedes: Electronic Stability Program (ESP)
* MINI Cooper: Dynamic Stability Control
* Nissan: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Opel: Electronic Stability Program (ESP)
* Peugeot: Electronic Stability Program (ESP)
* Porsche: Porsche Stability Management (PSM)
* Renault: Electronic Stability Program (ESP)
* Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Saab: Electronic Stability Program
* Subaru: Vehicle Dynamics Control Systems (VDCS)
* Suzuki: Electronic Stability Program (ESP)
* Toyota: Vehicle Stability Control (VSC)
* Volvo: Dynamic Stability và Traction Control (DSTC)
* VW: Electronic Stability Program (ESP)
* Alfa Romeo: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Audi: Electronic Stabilization Program (ESP)
* Buick: StabiliTrak (STS)
* BMW: Dynamic Stability Control (DSC), bao gồm cả Dynamic Traction Control (DTC)
* Cadillac: All-Speed Traction Control & StabiliTrak (STS)
* Chevrolet: StabiliTrak (STS)
* Chrysler: Electronic Stability Program (ESP)
* Dodge: Electronic Stability Program (ESP)
* Fiat: Electronic Stability Program (ESP) và Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Ferrari: Controllo Stabilita (CST)
* Ford: AdvanceTrac and Interactive Vehicle Dynamics (IVD)
* GM: StabiliTrak (STS)
* Hyundai: Electronic Stability Program (ESP)
* Honda: Electronic Stability Control (ESC) và Electronic Stability Program (ESP)
* Infiniti: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Jaguar: Dynamic Stability Control (DSC)
* Jeep: Electronic Stability Program (ESP)
* Kia: Electronic Stability Program (ESP)
* Land Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Lexus: Vehicle Stability Control (VSC)
* Maserati: Maserati Stability Program (MSP)
* Mazda: Dynamic Stability Control (DSC)
* Mercedes: Electronic Stability Program (ESP)
* MINI Cooper: Dynamic Stability Control
* Nissan: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Opel: Electronic Stability Program (ESP)
* Peugeot: Electronic Stability Program (ESP)
* Porsche: Porsche Stability Management (PSM)
* Renault: Electronic Stability Program (ESP)
* Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Saab: Electronic Stability Program
* Subaru: Vehicle Dynamics Control Systems (VDCS)
* Suzuki: Electronic Stability Program (ESP)
* Toyota: Vehicle Stability Control (VSC)
* Volvo: Dynamic Stability và Traction Control (DSTC)
* VW: Electronic Stability Program (ESP)
Tags: he thong can bang dien tu ESP,
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Những thuật ngữ ô tô thường gặp
Xe hơi hiện đại ngày một nhiều các tính năng mới và không ai có thể dễ dàng nhớ được hết các thuật ngữ chỉ tính năng đó. Hãy luôn tham khảo vì bảng thuật ngữ này thường xuyên được cập nhật với những thông tin mới nhất.
ABS - Anti-lock Brake System: Hệ thống chống bó cứng phanh tự động.
A/C - Air Conditioning: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe
AFL - Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái. Công nghệ do Opel hợp tác với Hella phát triển cho các xe của Opel vào năm 2002.
ARTS - Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian (đa phần cho xe gầm thấp). Ví dụ: Audi A6, Subaru Impreza.
AWS - All Wheel Steering: Hệ thống lái cho cả 4 bánh. Công nghệ này không được ứng dụng rộng rãi, chỉ áp dụng trên một số xe như Mazda 626, 929 đời 1991 trở lên, Mitsubishi Galant VR-4 1991 - 1995 và mới đây mới nhất là Infiniti G35 2007.
BA - Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
BHP - Brake Horse Power: Đơn vị đo công suất thực của động cơ đo tại trục cơ.
Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.
Cabriolet: Kiểu xe hai cửa mui trần. Mercedes Benz dùng cabriolet cho các loại xe hai cửa mui trần mềm và roadster cho loại xe 2 cửa mui trần cứng.
CATS - Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS là tên gọi của Jaguar.
C/C hay ACC - Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định trên đường cao tốc.
C/L - Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.
Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ: Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.
CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.
DOHC - Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam
Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa; có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.
EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
EDM - Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử.
E/W - Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
ESR - Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
FFSR - Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác After Market Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).
Heated - Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
HWW - Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
IOE - Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.
I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
MDS - Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord 2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan.
MPG - Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
MPV - Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.
LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
LSD - Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
LWB - Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
OHV - OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xu-páp bố trí trên mặt máy và trục cam ở dưới tác động vào xu-páp qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K của Toyota Zace.
OTR - On The Road (price): Giá trọn gói.
PAS - Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
PDI Pre - Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax.
Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.
RWD - Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Society of Automotive Engineers": Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ - Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số 1 của Mỹ.
Satellite Radio: Radio thu tín hiệu qua vệ tinh.
Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.
Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
SOHC - Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt Nam.
SUV - Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4 bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.
SV - Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.
Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn, ví dụ: Ford Everest, Isuzu Hi-Lander...vv.
Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7 đến 15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.
VCM - Variable Cylinder Management: Hệ thống điều khiển dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Xuất hiện lần đầu trên xe Honda Accord, Honda Odyssey model 2005, hiện nay đã có thêm Honda Pilot sử dụng công nghệ này.
VGT - "Variable Geometry Turbocharger": Tăng áp sử dụng turbo điều khiển cánh cho khả năng loại bỏ độ trễ của động cơ diesel truyền thống. Công nghệ này áp được áp dụng cho xe Hyundai Santa Fe, Daewoo Winstorm...vv.
VNT - "Variable Nozzle Turbine": Như VGT.
CRDi - Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như Hyundai Veracruz, Santa Fe hay Daewoo Winstorm.
VNT - "Variable Nozzle Turbine": Như VGT.
CRDi - Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như Hyundai Veracruz, Santa Fe hay Daewoo Winstorm.
VSC - Vehicle Skid Control: Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
VTEC - Chữ viết tắt tiếng Anh của "Variable valve Timing and lift Electronic Control": Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC: "Inteligent - VTEC".
VVT-i - Variable Valve Timing with Intelligence: Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis...vv.
V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.
WD, 4x4 - Four Wheel Drive: Dẫn động bốn bánh chủ động. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.
"Nguồn sưu tầm"
Tags: Thuat ngu chuyen nganh o to
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)